1000 NĂM THĂNG LONG – 1000 NĂM MÃO ĐIỀN
Mão Điền là quê hương tôi. Một xã thuần nông nằm bên bờ Nam sông Đuống, là điểm cực đông của huyện Thuận Thành – Tỉnh Bắc Ninh. Một vùng quê bình dị như bao nhiêu vùng quê khác, cũng những bến nước, mái đình, cũng rơm rạ vụ mùa, cũng hội mùa xuân gái trai tíu tít.
Có điều gì ở đây mà tôi lại nói 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và 1000 năm Mão Điền cùng với nhau như vậy. Chắc chắn phải có điều gì đó liên quan rồi. Trong khi dân Hà Thành và cả nước háo hức đón chờ năm kỷ niệm 1000 năm Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long (1010), thì người Mão Điền cũng có cho riêng mình một năm kỷ niệm – Năm thành lập làng – 1010, và người thúc đẩy quá trình thành lập làng Mão Điền năm ấy cũng chính là Lý Thái Tổ.
Lý Công Uẩn (974- 1028) người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang, nay là xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Thuở nhỏ làm còn nuôi nhà sư Lý Khánh Văn. Lớn lên, nhờ tài năng đột xuất, trở thành một nhân vật quan trọng trong triều đình nhà Tiền Lê, với chức Tả Thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Năm 1009, khi vua Lê Ngọa Triều chết, ông được một số quan lại, nhà sư và tướng lĩnh đồng tình ủng hộ, đưa lên ngai vàng, lập ra nhà Lý.
“Cùng năm ấy, tháng hai, mùa xuân ( 1010) , xa giá nhà vua đến Châu Cổ Pháp, yết lăng Thái Hậu, sai các quan đo đất vài mươi dặm đặt làm Cấm Địa sơn lăng. Nhân dịp ấy ban tiền và lụa cho các kỳ lão” ( Việt sử thông giám Cương mục).
“ Đình Bảng là đất thang mộc của các vua nhà Lý. Ruộng sơn lăng được đặt ra nhằm lấy thu hoạch chi phí vào việc thờ cúng tổ tiên các họ vua. Căn cứ vào nguồn sử liệu thực địa, chúng ta có thể thấy ruộng sơn lăng gồm hai phần : một khu ruộng mộ và một khu ruộng thờ. Các vua nhà Lý đều được chôn cất ở địa phận lăng Cổ Pháp này, do đó ở đây có 32 mẫu ruộng mộ ( mỗi lăng 4 mẫu ) “ và một số ruộng thờ khá lớn”
Với số ruộng đất to lớn như vậy bị chính quyền nhà Lý trưng dụng, buộc một số dân ở Đình Bảng phải dời bỏ nơi chôn rau cắt rốn để ra đi. Đó là nguyên nhân thành lập làng Xuân Lai và làng Mão Điền.
Làng Xuân Lai thuộc xã Xuân Lai , huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh là một làng quê trù phú nằm bên dòng sông Đuống. Làng Xuân Lai nổi tiếng với một nghề truyền thống mà khắp nơi đều biết đến, đó là nghề làm đồ tre. Nào gậy, lao màn, ống thũng…Và gần đây sản phẩm tranh tre hun khói của người Xuân Lai đã mở ra một dòng tranh mới, được bàn tay khéo léo những người thợ thủ công Xuân Lai sáng tạo. Những bức tranh Đông Hồ “gà, lơn nét tươi trong” vốn đã “sáng bừng trên giấy điệp” nay lại được thể hiện tinh tế trên những thân tre hun khói. Bản sắc dân tộc là đây. Đáng quý biết bao nhiêu…
Người làng Xuân Lai sau khi rời làng Báng (Đình Bảng) dường như ấm ức vì bị họ Lý cướp đất nên lưu truyền trong cộng đồng cả nghìn năm qua những câu ca như :
Dân ta là đất Xuân Lai
Vì chưng họ Lý mà dời về đây
Hay
Thù này ắt hẳn dài lâu
Trồng tre nên gậy gặp đâu đánh què!
Khác với người dân Xuân Lai, người Mão Điền có lẽ được nhà nước bảo trợ trong chuyện di dời nên trong truyền thuyết thành lập không hề nhắc đến chuyện oán trách nhà Lý, thậm chí còn tự hào vì vốn là người rừng Báng quê vua!
Cái tên Mão Điền có cũng từ ngày ấy. Mão nghĩa là làng Thụy Mão, Điền là ruộng, như vậy nghĩa là xã Mão Điền nằm trên ruộng làng Thụy Mão. Do vị trí địa linh, do khoảng cách về quê Đình Bảng không xa nên mảnh đất này được chọn làm nơi định cư lâu dài của những người di cư. Sự liên hệ giữa làng Mão Điền và quê vua Đình Bảng vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Xóm đầu làng của Mão Điền là xóm Bàng - ngày xưa là xóm Báng, Đình Bảng quê vua – ngày xưa là láng Báng. Bàng – Báng – Bảng, là hiện tượng nói chệch âm vô cùng phổ biến trong dân gian.
Mão Điền như một con rồng nằm dài từ đầu làng (xóm Bàng) đến cuối làng (xóm Nội).Đầu rồng quay về phía Bắc. Mắt rồng là Giếng Cả - nước trong và ngọt. Miệng rồng là giếng Ngòi, Rốn rồng là giếng Chùa – hai giếng này quanh năm đầy nước. Đuôi rồng là giếng Nội – nước đục ngầu do rồng vùng vẫy. Trong làng đào giếng rất khó, nước có thì vàng và tanh, đó là máu thân rồng chảy ra vậy.
Trải qua đã nghìn năm kể từ ngày thành lập, Mão Điền đã đi qua những thăng trầm để có một ngày hôm nay hạnh phúc và giàu mạnh.
Từ ngày khai khẩn lập trang, người Mão Điền đã sống cùng với thiên nhiên, dựa vào thiên nhiên để sống, nghề truyền thống của Mão Điền đó là nghề cá. Nghề cá của người Mão Điền đến từ truyền thuyết ông Ba Nghẹ đào sông. Tương truyền ông Ba Nghẹ là người làng, giỏi phép thuật, có thể hô âm binh, gọi thần linh. Rồi có lần âm binh đã giúp Ba Nghẹ đào sông để thông với kinh thành, vua biết chuyện, bắt dừng ngay lại, nhưng âm binh đã đào nham nhở hết cả làng, để lại ngày nay là rất nhiều ao, mà ai đến Mão Điền cũng thốt lên :”Sao nhiều ao thế”. Ông Ba Nghẹ cùng truyền thuyết của ông chẳng đáng tin, nhưng hãy thử hình dung xem, để xây nhà ở một vùng đất trũng bên sông như Mão Điền, ắt phải tôn nền rất cao. Và để lấy đất, thì người ta phải đào, và Ba Nghẹ là đây chứ ở đâu. Ao, hồ để lại, được người dân Mão Điền tận dụng, và nghề truyền thống ra đời – Nghề cá.
Ngày trước, người Mão Điền đi vớt cá bột trên sông, về nuôi, đến khi cá lớn thì đem đi khắp các vùng miền để bán. Rồi về sau, người dân Mão Điền đã tự ươm, nuôi nhân giống được cá, không phải vớt ở sông nữa, nghề cá ngày một phát triển hơn.
Chằm Ngăm đi bán cá con
Thổ Hà gánh đất nặn lon nặn nồi…
Cho dù hôm nay nghề cá Mão Điền đang đứng trước những khó khăn, nhưng với bản tính cần cù, chịu khó, người Mão Điền vẫn sống với nghề, tìm tòi, đầu tư phát triển nghề truyền thống ngày một mạnh hơn.
Cũng như những cái ao, tồn tại như dấu tích của thời gian với làng xóm, những di tích lịch sử tại làng Mão Điền cũng là một tài sản vô cùng quý báu mà ngày nay cần gìn giữ. Đấy là Đình Đoài, Đình Đông, chùa Khánh Lâm, Miếu Hào, Nghè, tấm bia Đình Vật…và kèm theo đó là những lễ hội, diễn xướng, nghệ thuật dân gian mà nếu thiếu nó không thể hiểu đầy đủ về cuôc sống tư tưởng của người xưa.
Mão Điền là quê hương tôi. Một xã thuần nông nằm bên bờ Nam sông Đuống, là điểm cực đông của huyện Thuận Thành – Tỉnh Bắc Ninh. Một vùng quê bình dị như bao nhiêu vùng quê khác, cũng những bến nước, mái đình, cũng rơm rạ vụ mùa, cũng hội mùa xuân gái trai tíu tít.
Có điều gì ở đây mà tôi lại nói 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và 1000 năm Mão Điền cùng với nhau như vậy. Chắc chắn phải có điều gì đó liên quan rồi. Trong khi dân Hà Thành và cả nước háo hức đón chờ năm kỷ niệm 1000 năm Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long (1010), thì người Mão Điền cũng có cho riêng mình một năm kỷ niệm – Năm thành lập làng – 1010, và người thúc đẩy quá trình thành lập làng Mão Điền năm ấy cũng chính là Lý Thái Tổ.
Lý Công Uẩn (974- 1028) người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang, nay là xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Thuở nhỏ làm còn nuôi nhà sư Lý Khánh Văn. Lớn lên, nhờ tài năng đột xuất, trở thành một nhân vật quan trọng trong triều đình nhà Tiền Lê, với chức Tả Thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Năm 1009, khi vua Lê Ngọa Triều chết, ông được một số quan lại, nhà sư và tướng lĩnh đồng tình ủng hộ, đưa lên ngai vàng, lập ra nhà Lý.
“Cùng năm ấy, tháng hai, mùa xuân ( 1010) , xa giá nhà vua đến Châu Cổ Pháp, yết lăng Thái Hậu, sai các quan đo đất vài mươi dặm đặt làm Cấm Địa sơn lăng. Nhân dịp ấy ban tiền và lụa cho các kỳ lão” ( Việt sử thông giám Cương mục).
“ Đình Bảng là đất thang mộc của các vua nhà Lý. Ruộng sơn lăng được đặt ra nhằm lấy thu hoạch chi phí vào việc thờ cúng tổ tiên các họ vua. Căn cứ vào nguồn sử liệu thực địa, chúng ta có thể thấy ruộng sơn lăng gồm hai phần : một khu ruộng mộ và một khu ruộng thờ. Các vua nhà Lý đều được chôn cất ở địa phận lăng Cổ Pháp này, do đó ở đây có 32 mẫu ruộng mộ ( mỗi lăng 4 mẫu ) “ và một số ruộng thờ khá lớn”
Với số ruộng đất to lớn như vậy bị chính quyền nhà Lý trưng dụng, buộc một số dân ở Đình Bảng phải dời bỏ nơi chôn rau cắt rốn để ra đi. Đó là nguyên nhân thành lập làng Xuân Lai và làng Mão Điền.
Làng Xuân Lai thuộc xã Xuân Lai , huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh là một làng quê trù phú nằm bên dòng sông Đuống. Làng Xuân Lai nổi tiếng với một nghề truyền thống mà khắp nơi đều biết đến, đó là nghề làm đồ tre. Nào gậy, lao màn, ống thũng…Và gần đây sản phẩm tranh tre hun khói của người Xuân Lai đã mở ra một dòng tranh mới, được bàn tay khéo léo những người thợ thủ công Xuân Lai sáng tạo. Những bức tranh Đông Hồ “gà, lơn nét tươi trong” vốn đã “sáng bừng trên giấy điệp” nay lại được thể hiện tinh tế trên những thân tre hun khói. Bản sắc dân tộc là đây. Đáng quý biết bao nhiêu…
Người làng Xuân Lai sau khi rời làng Báng (Đình Bảng) dường như ấm ức vì bị họ Lý cướp đất nên lưu truyền trong cộng đồng cả nghìn năm qua những câu ca như :
Dân ta là đất Xuân Lai
Vì chưng họ Lý mà dời về đây
Hay
Thù này ắt hẳn dài lâu
Trồng tre nên gậy gặp đâu đánh què!
Khác với người dân Xuân Lai, người Mão Điền có lẽ được nhà nước bảo trợ trong chuyện di dời nên trong truyền thuyết thành lập không hề nhắc đến chuyện oán trách nhà Lý, thậm chí còn tự hào vì vốn là người rừng Báng quê vua!
Cái tên Mão Điền có cũng từ ngày ấy. Mão nghĩa là làng Thụy Mão, Điền là ruộng, như vậy nghĩa là xã Mão Điền nằm trên ruộng làng Thụy Mão. Do vị trí địa linh, do khoảng cách về quê Đình Bảng không xa nên mảnh đất này được chọn làm nơi định cư lâu dài của những người di cư. Sự liên hệ giữa làng Mão Điền và quê vua Đình Bảng vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Xóm đầu làng của Mão Điền là xóm Bàng - ngày xưa là xóm Báng, Đình Bảng quê vua – ngày xưa là láng Báng. Bàng – Báng – Bảng, là hiện tượng nói chệch âm vô cùng phổ biến trong dân gian.
Mão Điền như một con rồng nằm dài từ đầu làng (xóm Bàng) đến cuối làng (xóm Nội).Đầu rồng quay về phía Bắc. Mắt rồng là Giếng Cả - nước trong và ngọt. Miệng rồng là giếng Ngòi, Rốn rồng là giếng Chùa – hai giếng này quanh năm đầy nước. Đuôi rồng là giếng Nội – nước đục ngầu do rồng vùng vẫy. Trong làng đào giếng rất khó, nước có thì vàng và tanh, đó là máu thân rồng chảy ra vậy.
Trải qua đã nghìn năm kể từ ngày thành lập, Mão Điền đã đi qua những thăng trầm để có một ngày hôm nay hạnh phúc và giàu mạnh.
Từ ngày khai khẩn lập trang, người Mão Điền đã sống cùng với thiên nhiên, dựa vào thiên nhiên để sống, nghề truyền thống của Mão Điền đó là nghề cá. Nghề cá của người Mão Điền đến từ truyền thuyết ông Ba Nghẹ đào sông. Tương truyền ông Ba Nghẹ là người làng, giỏi phép thuật, có thể hô âm binh, gọi thần linh. Rồi có lần âm binh đã giúp Ba Nghẹ đào sông để thông với kinh thành, vua biết chuyện, bắt dừng ngay lại, nhưng âm binh đã đào nham nhở hết cả làng, để lại ngày nay là rất nhiều ao, mà ai đến Mão Điền cũng thốt lên :”Sao nhiều ao thế”. Ông Ba Nghẹ cùng truyền thuyết của ông chẳng đáng tin, nhưng hãy thử hình dung xem, để xây nhà ở một vùng đất trũng bên sông như Mão Điền, ắt phải tôn nền rất cao. Và để lấy đất, thì người ta phải đào, và Ba Nghẹ là đây chứ ở đâu. Ao, hồ để lại, được người dân Mão Điền tận dụng, và nghề truyền thống ra đời – Nghề cá.
Ngày trước, người Mão Điền đi vớt cá bột trên sông, về nuôi, đến khi cá lớn thì đem đi khắp các vùng miền để bán. Rồi về sau, người dân Mão Điền đã tự ươm, nuôi nhân giống được cá, không phải vớt ở sông nữa, nghề cá ngày một phát triển hơn.
Chằm Ngăm đi bán cá con
Thổ Hà gánh đất nặn lon nặn nồi…
Cho dù hôm nay nghề cá Mão Điền đang đứng trước những khó khăn, nhưng với bản tính cần cù, chịu khó, người Mão Điền vẫn sống với nghề, tìm tòi, đầu tư phát triển nghề truyền thống ngày một mạnh hơn.
Cũng như những cái ao, tồn tại như dấu tích của thời gian với làng xóm, những di tích lịch sử tại làng Mão Điền cũng là một tài sản vô cùng quý báu mà ngày nay cần gìn giữ. Đấy là Đình Đoài, Đình Đông, chùa Khánh Lâm, Miếu Hào, Nghè, tấm bia Đình Vật…và kèm theo đó là những lễ hội, diễn xướng, nghệ thuật dân gian mà nếu thiếu nó không thể hiểu đầy đủ về cuôc sống tư tưởng của người xưa.
Related threads
Văn hóa uống rượu” của người Việt Nam xưa và nay
- Thread starter hoaiphuong
- Ngày bắt đầu
Quế Võ- miền quê đi cùng năm tháng
- Thread starter radiotrang
- Ngày bắt đầu
Từ lăng đá Bắc Giang đến bảo tàng đá đầu tiên tại...
- Thread starter rongdoimau23
- Ngày bắt đầu
Áo dài Việt Nam
- Thread starter hoaiphuong
- Ngày bắt đầu
Bữa cơm gia đình, nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam
- Thread starter hoaiphuong
- Ngày bắt đầu